Khi chúng ta lựa chọn bếp đun nấu, nhiều người thích bề mặt nhẵn bóng hơn các các loại bếp có đầu đốt như bếp gas bởi vì nó sang trọng và dễ vệ sinh. Tuy nhiên bếp từ mặt kính cũng tiềm ẩn những nhược điểm, bao gồm khả năng trầy xước, ố màu và vỡ mặt trên. Vậy nên nếu như bạn biết những điều cần tránh trên mặt bếp bằng kính thì bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về tuổi thọ cũng như chi phí sửa bếp từ của mình.
Bề mặt nhẵn trên bếp nấu bằng kính là một điểm thu hút lớn vì nó có một bề mặt tương đối dễ lau chùi sau khi nấu ăn hàng ngày. Bếp gas và dãy lò đốt điện có đầu đốt với nhiều ngóc ngách, nơi thức ăn có thể rơi xuống, khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Mặt trên phẳng cũng giúp cho không gian quầy bếp được cải thiện nhiều hơn khi không sử dụng. Thêm vào đó, nó mang lại cho nhà bếp của bạn một cái nhìn tinh tế hơn.
Vì mặt trên của bếp từ được làm bằng hỗn hợp gốm và thủy tinh nên nó dễ bị vỡ trong một số trường hợp nhất định. Nhìn chung mặt bếp từ được thiết kế rất chắc chắn, nhưng bạn cần phải cẩn thận hơn để tránh những va đập có thể làm nứt nó. Bề mặt cũng có thể bị xước khi sử dụng một số dụng cụ nấu nướng hoặc các sản phẩm tẩy rửa. Việc thay thế mặt bếp, sửa bếp từ có thể khá tốn kém.
Khi nói đến việc chăm sóc bếp bằng thủy tinh, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là mua dụng cụ nấu nướng an toàn. Nếu bạn mua không đúng loại, nó có thể làm xước mặt kính. Hầu hết các dụng cụ nấu ăn có đáy phẳng, nhẵn đều hoạt động trên bếp từ. Chảo không bằng phẳng có thể làm nứt mặt kính.
Tránh các dụng cụ nấu ăn bằng thủy tinh, gang và gốm, vì chúng có xu hướng làm xước mặt bếp. Dụng cụ nấu ăn bằng gang dễ có gờ và các mảng gồ ghề ở bên ngoài gây trầy xước mặt kính. Hơn nữa, gang cũng cần một thời gian để hấp thụ nhiệt, điều này có thể làm chậm quá trình nấu nướng, nhưng khi nó nóng lên, nó sẽ giữ nhiệt đó và có thể truyền trở lại mặt bếp khiến cho mặt bếp phải chịu thời gian nóng nhiều hơn.
Không có bất kỳ kẽ hở nào để các mảnh vụn hoặc thức ăn rơi, dính vào mặt bếp bằng kính, nhưng chúng yêu cầu các sản phẩm và phương pháp làm sạch cụ thể để ngăn ngừa hư hỏng. Đối với thức ăn rơi vãi hàng ngày, hãy lau bề mặt bằng khăn mềm và ướt để loại bỏ cặn bẩn. Nếu nồi bị sôi tràn ra bếp, hãy dọn sạch đống hỗn độn càng sớm càng tốt trước khi nó trở lên đông cứng trên mặt bếp. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch và đánh bóng được thiết kế riêng cho bếp bằng kính.
Không bao giờ sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa amoniac, bao gồm cả chất tẩy rửa kính, vì nó có thể để lại vệt trên kính khi bạn đun nóng. Tốt nhất bạn nên tránh các chất tẩy rửa hoặc dụng cụ cọ rửa có tính ăn mòn, vì những vật dụng đó có thể tạo ra những vết xước nhỏ trên mặt bếp của bạn. Theo thời gian, những vết xước đó có thể trở lên dễ nhận thấy hơn.
Đối với thức ăn đã bị khô cứng trên mặt kính, bạn hãy sử dụng dụng cụ cạo dao cạo được giữ ở góc 45 độ để lấy thức ăn ra. Trước tiên, bạn có thể làm mềm thực phẩm bằng cách tẩm giấm hoặc chất tẩy rửa mặt bếp. Hãy cẩn thận không làm thủng mặt bếp bằng góc của lưỡi dao cạo.
Mặt kính bị đè nặng có thể gây nứt và có thể khiến bạn tốn thêm chi phí sửa bếp từ để thay mặt bếp. Vì vậy chúng ta hãy cố gắng tránh cất các vật rất nặng lên trên mặt bếp, vì chúng có thể làm nứt bề mặt nếu rơi hoặc rớt xuống bếp.
Hầu hết các mặt bếp bằng sứ đều có giới hạn trọng lượng, vì vậy hãy lưu ý giới hạn trọng lượng này nếu bạn đang sử dụng các loại nồi nặng trên mặt bếp của mình.
Xem thêm: Mách bạn cách vệ sinh bếp từ sạch như mới
Chăm sóc mặt bếp bếp từ bằng kính không khó nhưng chúng ta cần phải có những công cụ và phương pháp thích hợp để tránh hư hỏng. Nếu chăm sóc, bảo dưỡng đúng cách mặt bếp của bạn sẽ trông sạch sẽ và như mới cho dù bạn có nấu bao nhiêu đi nữa. Chúc bạn thành công trong công cuộc chăm sóc chiếc bếp nấu của gia đình mình.